Voucher cập nhật hàng ngày

Xem thêm

Giảm 10% khi thanh toán chuyển khoản

Shop Now

Layout 60%, TKL, Fullsize, hay ANSI, ISO, JIS…là gì? Tất cả những câu hỏi “Layout bàn phím cơ là gì?” sẽ được giải đáp ở đây. Géc gô.

Layout bàn phím cơ là gì?

Layout ANSI, ISO, JIS, hay phải gọi đúng là layout theo chuẩn ANSI, ISO hoặc JIS là những chuẩn layout được sử dụng tuỳ theo quy định của mỗi một khu vực, quốc gia mà nó được bán. Do đó nó sẽ có sự khác nhau về kích thước và vị trí của vài phím chức năng (xem hình).

Vậy Layout ANSI là gì?ANSI là từ viết tắt của American National Standards Institute hay viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ. Chuẩn layout này được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Canada, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Layout ISO là gì? – ISO là từ viết tắt của International Organization for Standardization hay Tổ chức Quốc tế về chuẩn hoá. Layout này thường được sử dụng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là chủ yếu.

Layout chuẩn ISO có vài “biến thể” đó là Layout chuẩn JIS – được sử dụng chủ yếu ở Nhật, layout chuẩn ABNT được sử dụng ở Brazil…

Nói chung là tuỳ thuộc quy định về tiêu chuẩn ở các quốc gia mà ta có những layout khác nhau. Còn ở Việt Nam không biết có quy định tiêu chuẩn nào không nhưng mình chơi tất, tuy nhiên thì chủ yếu là layout ANSI.

Layout 60%, TKL, Fullsize là gì?

Cái “layout” mà chúng ta hay thường nhìn thấy hay thường gọi như là layout 60%, 75%, TKL vân vân và mây mây thực chất phải gọi là form factor. Tuy nhiên, hầu như tất cả mọi người đều sử dụng “layout” nên từ đây mình cũng sẽ sử dụng từ layout cho thuận tiện. Vậy có những “layout” nào trên bàn phím cơ.

Form factor là gì?

Form factors là hình dạng và kích thước vật lý của bàn phím cơ, cùng với số lượng keys đang có trên bàn phím.
Các layout thường gặp

Một bàn phím đầy đủ sẽ gồm 104 hoặc 108 phím thì sẽ là layout 100% (fullsize/full-size). Tuy nhiên nó sẽ quá to và có nhiều phím rất ít khi được sử dụng. Để tăng tính di động của bàn phím, thì người ta đã cắt giảm những phím ít được sử dụng để có những layout nhỏ gọn hơn, từ đây ta có những layout thường gặp sau:

  • Layout TKL/80%

    Đây là layout bị cắt giảm phần bàn phím số bên phía tay phải. Layout này thường có 85-87 phím.

  • Layout 75%

    Layout này tiếp tục cắt giảm một số phím chức năng như Home, End, Page up/Page down…, phần phím mũi tên sẽ được chuyển sang bên phía trái và thiết kế lại chiều dài của một số phím chức năng. Hàng phím F vẫn được giữ nguyên.

  • Layout 60%

    Đây là layout nhỏ gọn mà vẫn giữ được nhiều tính năng nhất, cho nên nó là layout phổ biến nhất. Layout này thường có 60-65 phím tuỳ thuộc nhà sản xuất. Trên layout này, hàng phím F sẽ được tích hợp vào hàng phím số trên cùng, để sử dụng hàng này, người ta thêm vào một phím chức năng Fn (Function).

  • Layout 40%

    Hay còn gọi là layout khổ dâm. Layout này chỉ giữ lại các phím chữ và một số phím chức năng cần thiết (Shift, Enter, Window/CMD, Alt…)

  • Numpad/Macropad

    Để việc type ký tự số thuận tiện hơn, thì numpad rời là một lựa chọn rất tốt. Vì tay phải cầm chuột, tay trái gõ phím cho nên việc numpad và hàng phím mũi tên ở bên phải sẽ gây khó khăn khi cần nhấn phím. Vì thế việc sử dụng numpad rời sẽ làm tăng tốc độ công việc lên khá nhiều.

    Do cách sắp xếp layout dẫn đến các phím sẽ có chiều dài khác nhau (xem thêm: Phím 1u là gì? Chiều dài phím là gì ở đây)

    Layout Planck là gì?

    Có bao giờ bạn tự hỏi sao không sắp xếp các phím thẳng theo hàng, cột mà cứ phải đặt lệch nhau không?

    Nếu có thì bạn không cô đơn đâu, và những bàn phím như vậy người ta sẽ gọi là layout Planck. Đặc điểm của layout này là ngoài việc tất cả các phím đều bằng nhau và sắp xếp thẳng theo hàng lối thì chiều cao của các phím cũng bằng nhau luôn. Nói chung thì giao diện rất đẹp, nhưng mà không biết khi gõ sẽ bị khó chịu không nữa, nhưng mà mình thích layout này vlolz :))))

    Các bàn phím kiểu này hầu hết là bàn phím custom có thể keymap qua các phần mềm như VIA, QMK…

    Bàn phím Gizno Engineering với layout Planck

    Độ dài phím là gì? 1U là gì?

    Việc sắp xếp các phím theo các layout dẫn đến một hệ quả là các phím sẽ có độ dài khác nhau (trừ layout planck) để có thể nhét vừa vào một khung hình chữ nhật.

    Vì thế, trên một bàn phím cơ hay bàn phím bất kỳ thì các phím đều được “chia” thành 2 nhóm. Đó là nhóm các phím ký tự (ABCXYZ…0123…) và nhóm các phím chức năng (Control, Alt, Shift….).

    Nhóm các phím ký tự sẽ có kích thước giống nhau và người ta quy định chiều dài của chúng là 1u (unit). Từ đấy, tuỳ thuộc vào layout (form factor) mà các phím chức năng sẽ có kích thước, chiều dài khác nhau để có thể nhét vừa tất cả vào một khung hình chữ nhật. Do đó sẽ sinh ra các phím 1.25u, 2u, 2.25u… nghĩa là các phím đấy sẽ có chiều dài bằng 1.25 lần, 2 lần…phím 1u. Và phím dài nhất là phím cách có chiều dài 6,25u (gấp 6.25 lần phím ký tự)

    So sánh chiều dài các phím

    Lưu ý khi chọn keycap với layout 65, 75% để không bị thọt

    Với layout 65%, 75% hoặc layout đặc biệt. Các phím Shift phải sẽ là 1.75u. Các phím Alt, Ctrl, Fn phải là 1u (layout bình thường là 1.25u). Xem hình phía trên.

    Ergonomic form factor – layout Alice

    Những năn gần đây các sản phẩm “Ergonomic” hay Công thái học được dùng khá nhiều và bàn phím cơ không phải ngoại lệ (thực tế thì không phải bây giờ mới có các bàn phím cơ với form factor Công thái học, chỉ là những năm gần đây số lượng các bàn phím kiểu này ngày càng nhiều thôi).

    Những bàn phím Công thái học thường sẽ được chia thành hai phần hoặc có thể tách rời thành hai phần riêng biệt, và chúng thường được gọi là layout Alice.

    Kết luận

    Trên đây chỉ là những layout thường gặp, thực tế có vô vàn những biến thể khác nhau, đặc biệt là bàn phím cơ custom. Anh em bình luận thêm những layout/form factor độc lạ nhé. Thanks!!!

    Một thằng ngáo bị OCD

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Close
    Sign in
    Close
    Cart (0)

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng. Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.




    Close
    Home
    Shop
    Search
    Blog
    Stories
    Quay xe