Canifa Sale Up To 50%

Xem thêm

Coolmate Sale Up To 50%

Shop Now
Bàn phím mạch xuôi là gì, bàn phím mạch ngược là gì

Bàn phím cơ mạch xuôi là gì? Mạch xuôi là gì? Mạch ngược là gì? Mạch xuôi và mạch ngược ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm của bàn phím cơ? Cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bàn phím mạch xuôi là gì? Mạch ngược là gì?

Bàn phím mạch xuôi và mạch ngược là những tấm mạch in (PCB) ở trên bàn phím cơ được phân loại dựa trên vị trí đèn LED và chân cắm switch trên nó. Cụ thể thì:

  • Bàn phím mạch xuôi là gì?

Bàn phím mạch xuôi, hay mạch xuôi là bảng mạch trên bàn phím cơ có đèn LED nằm ở phía dưới (south facing), còn 2 chân cắm leaf của switch nằm phía trên

  • Bàn phím mạch ngược là gì?

Bàn phím mạch ngược hay mạch ngược là bảng mạch có đèn LED nằm ở phía trên (north facing) còn 2 chân cắm leaf của switch nằm phía dưới. Cơ bản là ngược lại với mạch xuôi

Để dễ hình dung. Vui lòng xem hình dưới để biết thêm chi tiết. Kéo qua hai bên để thấy toàn bộ hình.

Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím cơ mạch xuôi và mạch ngược

Về cơ bản, bàn phím mạch xuôi hay mạch ngược thì cũng đều không ảnh hưởng gì mấy đến trải nghiệm trên bàn phím cơ. Ngoại trừ một số điểm mình đã trải nghiệm sau khi dùng cả hai:

Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím mạch ngược

  • Ưu điểm thứ nhất của mạch ngược: Do có đèn LED ở phía trên nên bàn phím mạch ngược sẽ đẹp hơn khi dùng với Keycap double shot1 (Xem thêm Keycap double shot là gì? ở đây). Nguyên nhân là do một số bộ keycap có các ký tự đều nằm ở nửa trên của keycap, cho nên khi bật đèn LED, nó sẽ chiếu thẳng lên phần ký tự, làm cho các ký tự sáng hơn và dễ nhìn hơn. (Với các bộ keycap in dye-sub thì cái này sẽ không có tác dụng, vì có chiếu thế chiếu nữa thì cũng vậy à).
  • Ưu điểm thứ hai của mạch ngược đó là rẻ hơn đôi chút so với bàn phím mạch xuôi có cùng cấu hình.

Có ưu thì cũng phải có nhược điểm, không một cái gì hoàn hảo cả. Ưu điểm của cái này, lại là nhược điểm của cái kia và ngược lại.

  • Nhược điểm của bàn phím mạch ngược đó là cấn keycap cherry profile. Do có 2 lỗ cắm pin ở phía dưới, cho nên khi cắm phải “xoay ngược” switch lại. Cũng chính vì thế, với những bộ keycap profile cherry dày, thì sẽ bị cấn đôi chút (không nhấn bottom-out được) do keycap sẽ chạm vào switch. (Xem hình).

Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím mạch xuôi

Ưu điểm của cái này, lại là nhược điểm của cái kia và ngược lại: Đó là bàn phím mạch xuôi thì không bị cấn keycap Cherry. Tuy nhiên, những ưu – nhược điểm này thì đều đã có cách khắc phục bằng switch hoặc keycap. Ví dụ như switch xuyên LED, hay switch thiết kế mới… Hay sử dụng bộ keycap có profile khác để thay thế keycap Cherry.

Dù vậy, vẫn có một sự thật hiển nhiên là: Bàn phím mạch xuôi lại thường đắt hơn so với bàn phím sử dụng mạch ngược – cho dù có cùng thông số kỹ thuật – Cái này một phần là do uy tín và chất lượng build của maker, nhưng mà sự thật là mạch ngược vẫn rẻ hơn mạch xuôi. Và những bàn phím cơ mạch ngược vẫn bị coi như kiểu ở đáy xã hội vậy.

Nên dùng bàn phím cơ mạch ngược hay mạch xuôi?

Như mình đã phân tích ở trên, việc dùng mạch xuôi hay mạch ngược thực chất không ảnh hưởng gì nhiều đến trải nghiệm của bạn khi sử dụng. Mà nếu có ảnh hưởng (mạch ngược) thì cũng có thể dễ dàng khắc phục (đổi bộ keycap khác). Cho nên việc chọn bàn phím mạch xuôi hay ngược thì đều đem lại cảm giác như nhau và không quan trọng lắm.

Bàn phím cơ hot swap là gì? Mạch hàn là gì?

Cũng liên quan đến PCB trên bàn phím cơ, thì PCB cũng được chia ra hai loại – dựa trên cách gắn switch, đó là: Mạch hot swap – hay gọi tắt là hot-swap/hot swap và mạch hàn.

Mạch hot swap là gì?

Bàn phím cơ hot-swap hay mạch hot swap là những bàn phím cơ có thể thay nóng được switch, chỉ cần nhổ switch ra rồi cắm lại là xong.

Một mạch hot swap (dù xuôi hay ngược) thường sẽ có 5 pin (lỗ cắm) như hình, hoặc 3 pin (thường gặp trên các bàn phím cơ giá rẻ). Bao gồm: 2 lỗ để cắm leaf2 của switch, 2 lỗ để cắm chân nhựa của switch và một lỗ tròn to ở giữa là lỗ đáy của stem.

mechanical keyboard PCB K7Fk1tdfJ
Cấu tạo và vị trí các chân cắm (pin) của switch và mạch hot swap

Ưu điểm của mạch hot swap thì đã quá rõ ràng, bạn có thể thay thế những switch bị hỏng một cách dễ dàng, có thể mix các loại switch trên cùng một bàn phím… Vì thế, không khó hiểu khi hot swap giờ đã là tính năng mặc định cho bàn phím cơ. Kể cả những bàn phím giá rẻ chỉ vài trăm nghìn cũng đã có hot swap rồi.

Mạch hàn là gì?

Ngược lại với bàn phím cơ hot swat là những bàn phím cơ mạch hàn. Mạch hàn là những mạch mà có switch được hàn chết trên main (PCB). Muốn thay đổi sang loại switch khác thì phải “rã hàn”. Do switch được hàn cứng trên PCB, nên bàn phím cơ mạch hàn khó có thể tuỳ biến và gây khó khăn trong quá trình sửa chữa. Bù lại, bàn phím cơ mạch hàn thường khá là bền và chắc chắn hơn hẳn so với bàn phím cơ hot swap.

Chính vì thế mà hiện nay, mạch hàn đã ít được sử dụng trên bàn phím cơ, mạch hàn thường gặp trên các bàn phím cơ cổ hoặc gần cổ. Nhiều người chơi bàn phím cơ vẫn coi mạch hàn là một cái gì đó rất “đẳng sờ cấp”, cho nên vẫn săn lùng những bàn phím mạch hàn. Tuy nhiên, dạo gần đây, những bàn phím cơ custom cao cấp vẫn thường có tuỳ chọn mạch hàn. Chắc là do người ta đã chán chơi hot swap rồi chăng?

Bàn phím flex cut là gì? Mục đích của flex cut trên bàn phím cơ

Mạch flex cut là gì?

Bàn phím flex-cut, hay PCB flex cut là những bảng mạch có những đường cắt có chủ đích ở giữa các hàng phím, dọc theo chiều dài bảng mạch. (Xem hình)

mạch flex cut là gì?
Một bảng mạch flex cut của bàn phím cơ – Ảnh: Reddit

Mục đích của mạch flex cut

Mạch flex cut thì về cơ bản chẳng khác gì mạch non flex cut cả. Mục đích chính của mạch flex cut là tạo độ “nhún” hay độ “flexing”, và âm thanh khác nhau ở mỗi một vị trí phím trên một chiếc bàn phím. Nếu bạn là một người chơi bàn phím cơ hệ tai (thích thẩm âm), thì mạch flex cut là một sự lựa chọn hay ho để bạn custom chiếc bàn phím theo sở thích.

Nếu bạn là một người chơi phím cơ theo hệ tai thì nên tìm hiểu về mạch flex cut. Còn mình thường chơi theo hệ mắt. Cứ đẹp là mình thích, nên mình không quan trọng lắm mạch xuôi hay mạch ngược, flex cut hay non flex cut, hot swap hay hàn gì cả :)))).

Từ "Flex" trong flex cut ở đây nghĩa là linh hoạt - chứ không liên quan gì đến mấy trò flexing, check var check vủng, Trông Anh Ngược... gì cả nhé.

Kết luận

Trên đây mình đã giải thích gần như tất cả những gì liên quan đến bảng mạch (PCB) trên bàn phím cơ. Tuỳ thuộc vào sở thích, khả năng tài chính… mà bạn có thể chọn cho mình những bàn phím cơ ưng ý dựa vào các tính chất như mạch xuôi hay mạch ngược, flex cut hay non flex cut hot swap hay mạch hàn. Hãy là người tiêu dùng tỉnh táo, đừng để bị các thương gia thuốc những thứ mình không cần dùng đến.

Những điều trên có thể đúng hoặc sai do nhận thức và hiểu biết cá nhân. Nếu bạn cảm thấy những điều này có gì sai sót hoặc cần chỉnh sửa, vui lòng cho chúng mình biết ở phần bình luận hay trên các trang mạng xã hội của tụi mình. Xin cảm ơn!!!!

Các nguồn tham khảo: Chợ Phím Cơ, Keyboard University, Reddit

  1. Keycap double shot, keycap dye sub là gì? ↩︎
  2. Tất tần tật về switch bàn phím cơ ↩︎
Setup góc làm việc và đồ handmade
Đóng lại
Đăng nhập
Đóng lại
Giỏ hàng (0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng. Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.




Đóng lại
Home
Give Away
Shop
Search
Collection
Blog
Tổng hợp các bộ keycap đẹp P1 10+ loa bluetooh nhỏ gọn Tổng hợp keycap Aifei SA Tổng hợp keycap Akko ASA 10+ chuột gaming đẹp và ngon
Tổng hợp các bộ keycap đẹp P1 10+ loa bluetooh nhỏ gọn Tổng hợp keycap Aifei SA Tổng hợp keycap Akko ASA 10+ chuột gaming đẹp và ngon