Voucher cập nhật hàng ngày

Xem thêm

Giảm 10% khi thanh toán chuyển khoản

Shop Now
thuật ngữ bàn phím cơ

Bạn mới bước chân vào bộ môn bàn phím cơ và bị lú như con cú vì một đống những từ ngữ mà lần đầu tiên nghe thấy. Series này sẽ giải ngố tất cả những thuật ngữ bàn phím cơ cho bạn.

Thuật ngữ bàn phím cơ liên quan đến layout

Layout là cách sắp xếp các phím trên một bàn phím cơ. Tìm hiểu thêm ở đây

Layout 60%, 75%, TKL vân vân và mây mây là số phím trên bàn phím so với layout full size (100%). Tìm hiểu thêm ở đây.

Layout ANSI, ISO, JIS… Là cách sắp xếp các phím theo tiêu chuẩn quy định của từng quốc gia/khu vực cụ thể. (Tìm hiểu thêm ở đây).

1u, 2u, 2.25u, 6.25u… là chiều dài của các keycap trên bàn phím cơ.

1u (u=unit) là chiều dài tiêu chuẩn của các phím ký tự, 2u, 2.25u, 6.25u… là chiều dài của các phím chức năng còn lại.

Bàn phím cơ low profile là những bàn phím sủ dụng switch và keycap với chiều cao thấp hơn đáng kể so với những switch, keycap thông thường.

Điều này làm cho tổng thể bàn phím cơ cũng mỏng hơn, giúp bàn phím cơ cơ động hơn.

Layout Planck là layout mà các phím trên bàn phím cơ sắp xếp thẳng theo hàng – cột, và các phím có chiều dài nằng nhau. (Xem thêm ở đây)

Thuật ngữ bàn phím cơ liên quan keycap

Profile keycap là cách sắp xếp keycap theo chiều cao của các hàng phím (R) trên một bộ keycap. (Tìm hiểu thêm ở đây).

  • SA (Spherical All) – nghĩa là các hàng sẽ tạo cong thành một phần của hình tròn và các phím có độ lõm cao như là một phần của hình cầu.
  • DSA = DIN Standard nghĩa là các hàng phím có chiều cao bằng nhau
  • Cherry: Profile gốc của các bàn phím của hãng Cherry MX
  • Xem thêm ở đây

R (Row) là thứ tự của các hàng phím.

Mình thấy chỗ thì xem hàng phím space là R0/R1, chỗ thì lại là R5 tùm lum tà la không biết đường nào mà lần. Tuy nhiên ở thường gọi hàng phím số là R1 và hàng Space là R5 hoặc hàng Space (Xem chi tiết ở đây)

Keycap Artisan hay keycap nghệ thuật là những keycap lẻ được làm riêng tuỳ theo người làm. Nó thường không theo một profile nào mà có nhiều hình dáng khác nhau.

Low profile hay bàn phím low profile là những bàn phím dùng switch và keycap mỏng hơn bình thường, làm cho tổng thể bàn phím mỏng hơn. (Tìm hiểu thêm ở đây).

PBT (PolyButylene Terephthalate) và ABS (Acrylonitrin Butadien Styren) là hai loại nhựa thường được dùng để sản xuất Keycap.

Ưu và nhược điểm của hai loại thì tìm hiểu ở đây.

Double shot hay Dye sub (Dye sublimation) là hai cách để “in” ký tự lên keycap.

Xem thêm ở đây

Grab keycap nghĩa là “nhặt nhạnh” keycap lẻ bất kỳ theo sở thích để chơi và sưu tầm.

Grab bag là túi keycap được nhặt tuỳ ý về màu sắc, chiều dài phím… để bán theo túi.

Bạn có thể mua grab bag và bán lại keycap lẻ cho những người có nhu cầu.

Thuật ngữ bàn phím cơ liên quan switch

Switch – công tắc cơ học là những công tắc nằm phía dưới của keycap, có nhiệm vụ kết nối với PCB để truyền tín hiệu mỗi khi phím được nhấn.

Switch Cherry MX là những Switch do hãng Cherry MX của Đức sản xuất từ những năm 1980s.

Năm 2014, bằng sáng chế về switch của hãng Cherry hết hạn nên tất cả mọi người đều có thể sản xuất switch Cherry MX (miễn là có tiền). 

Và những hãng làm lại switch Cherry người ta gọi là Cherry Clone.

Switch Clicky, Tactile hay Linear là những phân loại switch theo âm thanh và cấu tạo của switch. (Xem chi tiết ở đây).

Stem là chân để gắn Keycap lên, nó có nhiệm vụ trượt xuống để đóng mạch mỗi khi phím được nhấn.

Lube là hành động tra dầu vào switch để switch hoạt động trơn tru hơn, cải thiện chất âm của switch

Thuật ngữ liên quan PCB

Hot swap (Hot-swap) hay mạch hot swap là mạch có thể thay nóng được switch dễ dàng. Chỉ cần nhổ switch ra rồi thay cái khác là được

Mạch hàn là mạch mà có switch hàn chết trên PCB. Muốn đổi sang switch khác thì phải “rã hàn”.

Có thể hiểu đơn giản “socket” chính là ổ cắm trên PCB. Socket có thể có 2 chân, 5 chân…

Khái niệm socket thường gắn liền với “pin”

Pin là lỗ cắm trên PCB. Ví dụ bạn hay nghe Socket 5 pin TTC: Nghĩa là PCB đấy sẽ có 5 lỗ để cắm switch. Xem thêm ở đây

Các thuật ngữ bàn phím cơ khác

Mode – chế độ – là chế độ kết nối của bàn phím cơ. Bàn phím cơ 3 mode là có 3 chế độ kết nối (Wireless 2.4GHz, Bluetooth và dây – thường là Type-C)

Actuation force – hay lực thực thi là lượng áp lực cần thiết để ấn phím và đủ cho một lần ấn phím. 

Các switch khác nhau cần lượng lực khác nhau cho phép mức tác động cần thiết khác nhau. Actuation force thường đo bằng gam (g). 

Ví dụ switch 45g cần lực bấm nặng hơn switch 30g.

Bottom out – hay còn cọi là “lút cán” là hành động nhấn phím đến tận cùng chiều sâu của phím. 

Các phím cơ đa phần hoạt động trước khi chạm đáy, nghĩa là phím nhạy và cần ít lực hơn, trong khi các bàn phím màng/ vòm thì thường cần nhiều lực bấm hơn để phím đi hết chiều cao.

Tạ là bộ phận gắn thêm giúp cho bàn phím cơ nặng hơn, từ đó làm cho bàn phím cơ ổn định hơn khi gõ.

Tạ có hai loại:

  • Tạ gắn trong case
  • Tạ gắn ngoài case

Stab là viết tắt của stabilizers – Nghĩa là bộ cân bằng, giúp cho những phím dài cân bằng hơn giảm tiếng lọc xọc khi gõ. Xem thêm ở đây

Oring là vòng cao su nhỏ gắn vào chân stem của keycap để giảm âm thanh và điều chỉnh cảm giác khi gõ.

 

Key puller là dụng cụ nhổ keycap

Switch puller là dụng cụ nhổ switch

Tape (băng dính) 0 là một phương pháp cải thiện chất âm của bàn phím bằng cách dán băng dính (băng dính giấy) vào mặt dưới của PCB.

A-nốt (anodizing) là một quá trình xử lý bề mặt, bằng cách điện phân nhôm để tạo ra một lớp màng oxide (gỉ) nhôm với màu sắc đẹp mắt (màu trơn hoặc gradient tuỳ quá trình a-nốt).

(Xem thêm các cách custom bàn phím cơ ở đây)

Foam là tấm đệm mút (chủ yếu là loại chất liệu dùng để tiêu âm) lót trên và dưới PCB để làm cho âm thanh khi gõ phím nghe hay hơn.

Tu bi còn ti niu...

Một thằng ngáo bị OCD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close
Sign in
Close
Cart (0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng. Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.




Close
Home
Shop
Search
Blog
Stories
Quay xe